Quy trình hồ sơ

Quy trình sử lý hồ sơ du học

1.Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ du học Nhật Bản bao gồm:

– Các giấy tờ nhân thân:Giấy khai sinh; Chứng minh thư nhân dân (02 bản công chứng); Sổ hộ khẩu (bản công chứng).

– Bằng tốt nghiệp, bảng điểm THPT, Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học (nếu có). (bản gốc)

Học bạ THPT hoặc bảng điểm nếu đã tốt nghiệp Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học (bản gốc).

– 15 ảnh 3×4

– Hộ chiếu (nếu có).

– Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT hoặc NAT-TEST) (nếu có).

– Các giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh tài chính. 

– Đơn cam kết bảo trợ tài chính (theo mẫu) (Chỉ áp dụng đơn này nếu người bảo trợ tài chính cho học sinh không phải là Cha, Mẹ, Anh, Chị, Em, …v.v.. hoặc người thân không có tên trong sổ hộ khẩu gia đình).

– Giấy Chứng minh nhân dân của người bảo trợ tài chính. (02 bản công chứng)

2.Dịch thuật, sử lý hồ sơ và gửi hồ sơ

3.Trả lời điện thoại của Cục xuất nhập cảnh

Khi xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú của bạn, Cục xuất nhập cảnh tại Nhật Bản có thể gọi điện về cho công ty của người bảo lãnh, người bảo lãnh và du học sinh để xác nhận thông tin. Vậy nên các bạn cần lưu ý cần trả lời tuyệt đối chính xác thông tin mà bạn đã đăng ký khi làm hồ sơ 

4. Giấy phép nhập học, Tư cách lưu trú, Nộp học phí & Xin visa

– Nhận giấy phép nhập học (COA), tư cách lưu trú (COE) và nộp học phí:

Thông thường sau khoảng 2 tháng (kể từ ngày nộp hồ sơ lên Cục quản lý xuất nhập cảnh), bạn sẽ nhận được kết quả COE. Nếu đỗ COE, các trường sẽ gửi kết quả cùng với Thông báo nộp học phí.

– Chi tiết về thủ tục nộp học phí như sau: 

• Sau khi bạn nhận được giấy nhập học và giấy bảo học phí (INVOICE), photo những giấy tờ đó

• Mang theo hộ chiếu tới Ngân Hàng để chuyển khoản số tiền học phí cho trường Nhật ngữ (Số tiền đóng cho trường sẽ tính bằng tiền Yên Nhật)

– Xin Visa du học Nhật Bản

Sau khi trường Nhật ngữ gửi giấy tư cách lưu trú bản gốc và giấy nhập học cho học sinh, các bạn sẽ dùng những giấy tờ đó để tới Đại sứ quán Nhật Bản.

Quy trình xuất khẩu lao động ( Thực tập sinh)

1. Tư vấn tiếp nhận + Khám sức khỏe.

Người lao động có nhu cầu tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản lên công ty gặp cán bộ công ty tư vấn.

– Sau khi đồng ý tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản tiến hành kiểm tra thông tin cá nhân và khám sức khỏe cho người lao động.

  + Thông tin cá nhân: kiểm tra lý lịch tư pháp, tiền án tiền sự và lịch sử xuất cảnh.

  + Khám sức khỏe: Người lao động tự đi khám sức khỏe ở các trung tâm y tế được cấp phép theo tiêu chuẩn của đại sứ quán Nhật Bản, theo quy định của JITCO – Nhật.

  + Khám 2 lần: lần 01 trước khi nhập học lần 02 trước xuất cảnh 10 – 15 ngày, ngoài ra có thể khám đột xuất (theo yêu cầu của đối tác Nhật bản).

2. Chuẩn bị hồ sơ đi thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản.

Nộp hồ sơ đầy đủ, có công chứng và xác nhận của chính quyền địa phương bao gồm:

STTLoại Hồ SơSố Lượng
1Lý lịch trích ngang02 bản
2Hộ khẩu02 bản
3Giấy khai sinh02 bản
4Căn cước công dân02 bản
5Bằng tốt nghiệp các loạiMỗi loại bằng 02 bản
6Xác nhận nhân sự01 bản
7Xác nhận tình trạng hôn nhân01 bản
8Ảnh thẻ12 ảnh 4×6 12 ảnh 3×4 06 ảnh 3,5×4,5
9Hộ chiếu (nếu có)01 quyển

3. Học nguồn + Thi tuyển đơn hàng.

Sau khi đã nộp đầy đủ hồ sơ, thực tập sinh nhập học đào tạo học nguồn

– Các ứng viên được tiếp nhận học tạo nguồn tại Trung tâm đào tạo nguồn của công ty sẽ tham gia khóa học tiếng Nhật 01 tháng tập trung. Giáo trình học Minano Nihongo, trong thời gian học, các bạn được học tiếng, giáo dục định hướng sơ bộ về chương trình Thực tập sinh Nhật Bản, văn hóa Nhật Bản.

– Tiêu chí để tiến cử sẽ căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đơn hàng, ví dụ độ tuổi, trình độ, chiều cao, thị lực, tay nghề, kinh nghiệm của ứng viên để lọc ra các ứng viên đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đặt ra của đơn hàng.

– Trước khi thi tuyển đơn hàng, tùy theo yêu cầu của đối tác, các bạn tham gia thi tuyển sẽ có thể được học lớp đặc biệt hoặc được đào tạo sâu về giao tiếp, giới thiệu bản thân, hoặc được tham gia khóa đào tạo tay nghề chuyên môn trước thi tuyển.

– Theo ngày đã lên lịch, đối tác tuyển dụng Nhật Bản sẽ sang công ty và tổ chức thi tuyển tiếng – tay nghề, phỏng vấn, kiểm tra năng lực cá nhân của các Thực tập sinh theo các bài test do phía Nhật đặt ra.

4. Quy trình sau khi trúng tuyển + Xuất cảnh.

– Các thực tập sinh trúng tuyển sẽ chuyển sang giai đoạn đào tạo tiếng và các kiến thức cần thiết theo yêu cầu của Cục lao động ngoài nước. Thời gian đào tạo từ 1 – 6 tháng tùy theo lịch xuất cảnh của đơn hàng.

– Sau khi, kết thúc Khoá đào tạo, thực tập sinh được cấp chứng chỉ hoàn thành theo mẫu của Cục lao động ngoài nước.

– Nội dung đào tạo: Chuyên sâu tiếng Nhật, định hướng nghề nghiệp, giao tiếp và văn hóa Nhật Bản. Chứng chỉ tiếng Nhật cao nhất các bạn có thể đạt được là N4.

– Trong thời gian học, các Thực tập sinh sẽ được ký các hợp đồng liên quan đến công việc sẽ thực tập tại Nhật Bản, các hợp đồng liên quan đến thủ tục hồ sơ xin tư cách lưu trú.

– Đóng góp các khoản tài chính liên quan đến đào tạo sau trúng tuyển và chuẩn bị thủ tục hồ sơ xin tư cách lưu trú.